Tư vấn cách chọn ngành học phù hợp

Hiện nay, việc lựa chọn ngành học đối với học sinh ngày càng khó hơn do các nguyên nhân chính như số cơ sở đào tạo, số ngành đào tạo ngày càng nhiều (trên 300 cơ sở đào tạo ĐH-CĐ với trên 3.000 ngành đào tạo); khái niệm về việc làm, nhu cầu tuyển dụng thay đổi nhanh chóng; số người muốn học tiếp ĐH-CĐ gia tăng...

Phải hiểu bản thân mình

Hiểu chính bản thân mình nghĩa là bạn cần biết sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp THPT, bằng cách tự trả lời các câu hỏi như: Mình quan tâm đến nghề nào và tại sao? Mình dự định sẽ làm gì để theo đuổi nghề yêu thích? Sở thích nghề nghiệp của mình phù hợp với những ngành nghề nào? Và năng lực học tập, hoàn cảnh cá nhân của mình có phù hợp ngành nghề dự định hay không?

Nắm rõ nhu cầu nhân lực

Người học có thể nắm được rất nhiều thông tin qua báo chí,các website. Để hiểu về nghề, bạn có thể tìm hiểu thông tin về dự báo nhu cầu nhân lực, về những lĩnh vực trọng điểm của địa phương; tốt hơn cả là nên vào websitecủa địa phương mình để biết định hướng phát triển trong những năm tới.

Ví dụ, bạn có thể vào trang việc làm của các báo để xem những ngành nào được tuyển dụng nhiều nhất và các nghề tương ứng với các ngành này đòi hỏi những tố chất nào; mình có đáp ứng được hay cần phấn đấu thêm. Hiện nay, hầu hết các tỉnh, thành đều có trường TCCN, CĐ, ĐH. Vì vậy, học sinh nên tìm hiểu trường tại địa phương mình trước, bởi các trường tại địa phương đều đào tạo theo nhu cầu của khu vực.

Theo trang thông tin điện tử “Thông cáo báo chí”, có 5 nghề dễ dẫn đến thành công nhất hiện nay,đó là: Quản trị Bếp và Ẩm thực ; Quản trị dịch vụ Giải trí và Thể thao – Nghề độc và lạ; Ngành hướng dẫn viên du lịch – Nghề không sợ thất nghiệp; Ngành Quản trị Khách sạn – Công việc rất nhiều cơ hội và ngành Kế toán doanh nghiệp – Nghề giúp doanh nghiệp thành công

Xác định năng lực học tập

Cùng một ngành, nhưng có nhiều trường đào tạo với mức điểm đầu vào rất khác nhau, vì vậy điều quan trọng tiếp theo là bạn phải hiểu rõ thực lực của mình để chọn trường phù hợp. Thực lực ở đây có thể bao gồm năng lực học tập, hoàn cảnh cá nhân, hoàn cảnh gia đình.

Phải hiểu về nơi đào tạo

Để tìm hiểu thông tin về trường: ngành gì, học gì và ra trường làm được việc gì, học sinh truy cập vào website của các trường ĐH, CĐ mà mình muốn tham gia. 
Bạn cũng đừng bỏ qua thông tin từ tài liệu của Bộ GD-ĐT; thông tin qua các buổi tư vấn mùa thi tại cộng đồng, tư vấn trực tuyến qua mạng và qua truyền hình như chương trình của Báo Thanh Niên hàng năm...

Học chuyên ngành Quản trị kinh doanh và Kế toán có gì hấp dẫn?

Ngành Quản trị kinh doanh

Trong đời sống hằng ngày, QUẢN TRỊ KINH DOANH hữu ích ra sao?

Nếu có tiền bạn sẽ làm gì? Làm thế nào để có tiền? Sử dụng tiền để tích lũy hay tiêu dùng? Trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ hiểu được QUẢN TRỊ KINH DOANH là thế nào.

Đến với ngành học quản trị kinh doanh, bạn sẽ học được tư duy phát hiện ra vấn đề khó khăn trong kinh doanh và định hướng phát triển trong tương lai, cách thứcđể tạo tiền dù trong tay không có hoặc có ít tiền, sử dụng đồng tiền được tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp lý và dành dụm để phát triển.

Khối kiến thức thuộc ngành quản trị kinh doanh dù rất phong phú nhưng tại Khoa Kinhtế - Du lịch, trường đại học Quảng Bình bạn sẽ được trang bị nền tảng vững chắc và có hệ thống về tài chính, ứng dụng trong thực tiễn công tác quản trị tài chính cá nhân, doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác.

Học ngành QTKD, đầu tiên, các bạn sẽ nắm vững được các kiến thức cơ bản về kinh tế- xã hội. Cụ thể: các bạn sẽ được cung cấp các kiến thức chung về kinh tế quản trị doanh nghiệp, đặc biệt nắm sâu về các kiến thức quản trịhọc và quản trị các lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp như: quản trị dự án, quản trị sản xuất, quản trị chất lượng, quản trị nguồn nhânlực, quản trị tài chính, quản trị marketing, quản trị bán hàng,v.v...

Qua đó, sinh viên có khả năng:

- Thu thập thông tin, phân tích, dự báo và lập các kế hoạch quản trị như: kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng, kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự,kế hoạch marketing, kế hoạch bán hàng,v.v.

- Tổ chức triển khai thực hiện, lãnh đạo và kiểm soát các kế hoạch của quản trị.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh có thể trở thành các chuyên viên làm việc tại các phòng ban chức năng của doanh nghiệp như: phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng tổ chức nhân sự hoặc thư ký giúp việc cho các nhà quản lý các cấp trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp, các chuyên viên ở các phòng ban chức năng của doanh nghiệp; họ cũng có thể trở thành các doanh nhân hay các giám đốc điều hành chuyên nghiệp ở tất cả các loại hình tổ chức kinh doanh trong nước và nước ngoài.

Một bộ phận sinh viên tốt nghiệp có thể làm công tác giảng dạy vànghiên cứu về quản trị kinh doanh và các lĩnh vực chuyên sâu của chuyên ngành QTKD tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đề xuất, tham mưu cholãnh đạo doanh nghiệp các biện pháp quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngành kế toán

Kế toán là một ngành học đòi hỏi bạn luôn phải tiếp cận với tri thức hiện đại trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Bên cạnh đó, học kế toán rèn cho bạn tính cẩn thận, chu đáo, kỹ năng phân tích và xử lý các tình huống phát sinh trong kinh tế tài chính đặc thù mà không có ngành nào cạnh tranh được

Theo nghiên cứu gần đây của NavigosGroup, trong ba quý đầu năm 2011 nhân lực kế toán, tài chính xếp thứ ba trong số năm bộ phận chức năng có nhu cầu tuyển dụng cao nhất cho các vị trí điều hành. Trong đó 25% là yêu cầu tuyển cho các vị trí giám đốc và quản lý tài chính, 4% cho vị trí kiểm soát viên tài chính, 38% cho vị trí kế toán trưởng và chuyên viên kế toán là 33%.

Những con số trên có thể khẳng định rằngsau khi hoàn tất chương trình Cử nhân ngành Kế toán, bạn có thể yên tâm về cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở đặc biệt là trong điều kiện nước ta hiện nay, kinhtế thị trường mở ra nhiều doanh nghiệp, kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Kỹ năng cung cấp cho sinh viên:

Sinh viên được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp, bao gồm kỹ năng xử lý các nghiệp vụ, kỹ năngphân tích và xử lý tình huống, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và phân tích các báo cáo tài chính.

Ngoài ra, sinh viên cũng được trang bị kỹ năng phân tích tài liệu Kế toán, Kiểm toán theo hướng chuyên sâu, phân tích và trình bày các vấn đề một cách rõ ràng, logic và có tính sáng tạo, có kỹ năng phối hợp và thực hiện công việc trong môi trường làm việc theo nhóm, kỹ năng lãnh đạo và các giá trị đạo đức nghề nghiệp từ đó nâng cao khả năng thành công trong môi trường làm việc của các Kế toán, Kiểm toán viên chuyên nghiệp.

Nguồn tin: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh - Đại học Quảng Bình