MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử trang bị cho sinh viên những kiến thức và năng lực cần thiết để tham gia và quản lý các hoạt động Thương mại điện tử, nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại mới.

THẾ MẠNH NGÀNH

Sinh viên được học tập theo mô hình đào tạo định hướng ứng dụng thực hành, và được tiếp cận tại doanh nghiệp ngay từ năm 2. Ngành Thương mại điện tử sẽ cung cấp một môi trường thuận lợi cho việc khởi nghiệp và xây dựng doanh nghiệp số. Với các công cụ và nền tảng kỹ thuật số, sinh viên có thể dễ dàng triển khai ý tưởng kinh doanh của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

Bên cạnh đó, Thương mại điện tử có sự tương tác, kết hợp mạnh mẽ với các ngành học khác. Nhờ vậy, sinh viên theo học ngành TMĐT có thể kết hợp với kiến thức kinh doanh cần thiết để đem lại những kiến thức về quản lý, tiếp thị và phát triển chiến lược kinh doanh; kết hợp với công nghệ thông tin có thể mang đến những kiến thức về phát triển ứng dụng, quản lý cơ sở dữ liệu và an toàn thông tin.... Từ đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác và sự đa dạng trong việc học tập và phát triển sự nghiệp.
 

TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN

Với ngành Quản trị kinh doanh - Mã ngành: 7340122, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng có các tổ hợp môn xét tuyển theo 03 phương thức, cụ thể như sau:

Sinh viên tốt nghiệp thích hợp trong tiếp cận các vị trí công việc trong các tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà Nước, các tổ chức quốc tế) sau:

- Các doanh nghiệp có các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử chẳng hạn như quản lý các kênh thương mại điện tử, bán hàng, điều phối giao nhận, quản lý đơn hàng và hậu cần, quản lý dự án TMĐT, quản lý sàn TMĐT,  nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu;

- Các doanh nghiệp có các hoạt động phân tích kinh doanh và nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường trực tuyến, kinh doanh trực tuyến và mạng xã hội, chuyên viên phân tích hoạt động kinh doanh trực tuyến;

- Các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước về thương mại và TMĐT như các cơ quan xúc tiến TMĐT, hiệp hội thương mại điện tử,…;

- Các cơ quan nghiên cứu và quản lý Nhà nước về lĩnh vực thương mại điện tử, giảng dạy chuyên ngành TMĐT tại các trường đại học, cao đẳng;

- Các tổ chức quốc tế về nghiên cứu và phát triển thương mại điện tử.
 

BẠN CÓ PHÙ HỢP