MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Ngành học hướng đến việc đào tạo và cung ứng cho xã hội những cử nhân Luật có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt; được trang bị một cách có hệ thống những kiến thức về pháp luật Việt Nam và kiến thức cơ bản về pháp luật quốc tế; có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật về kinh doanh; có kỹ năng ngoại ngữ, tin học, giao tiếp để thích nghi tốt với môi trường pháp luật và hoạt động kinh doanh năng động, nhiều áp lực cũng như đảm bảo năng lực học tập suốt đời.

THẾ MẠNH NGÀNH

Kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc với sự phát triển không ngừng của các công ty, doanh nghiệp trong nước và tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn lúc nào hết, hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế cần được đảm bảo. Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần nắm rõ pháp chế để triển khai hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.

Ngành Luật Kinh tế trở thành một ngành nghề không thể thiếu trong xã hội hiện đại, cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN

Với ngành Luật kinh tê - Mã ngành: 7380107, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng có các tổ hợp môn xét tuyển theo 03 phương thức, cụ thể như sau:

Sinh viên tốt  nghiệp ngành luật Kinh tế có cơ hội tiếp cận nhiều vị trí công việc trong các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

- Làm công tác liên quan đến pháp luật trong các cơ quan nhà nước các cấp như UBND, HĐND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, các tổ chức chính trị, chính trị- xã hội.

- Làm việc trong các cơ quan tư pháp như: Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án.

- Làm việc trong các tổ chức tư vấn và dịch vụ pháp lý: Văn phòng luật sư, công ty luật, văn phòng công chứng, các trung tâm trọng tài thương mại.

- Làm việc trong các doanh nghiệp với vai trò: chuyên gia pháp lý, hành chính, nhân sự.

- Đảm nhận công tác giảng dạy pháp luật tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các trường học.

- Học tiếp lên cao hơn: Bậc thạc sĩ luật, nghiên cứu sinh trong nước và các cơ sở đào tạo nước ngoài.

- Độc lập thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến chuyên ngành luật, quản trị công, quản trị.

- Tham gia các khóa đào tạo chức danh tư pháp như Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Luật sư, Công chứng viên, Thừa phát lại...

BẠN CÓ PHÙ HỢP